Top 7 loại gỗ công nghiệp An Cường được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi để thay thế cho gỗ tự nhiên trong trang trí thiết kế nội thất. Gỗ công nghiệp ngày nay có độ bền cao, tính thẩm mỹ đảm bảo và giá thành cực kỳ phải chăng. Do đó, các loại gỗ công nghiệp ngày càng được ưu tiên lựa chọn. Vậy gỗ công nghiệp An Cường có những loại nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được cấu tạo gồm code gỗ và trên bề mặt sẽ được dán chất liệu bề mặt như: acrylic, laminate, veneer, melamine,… Code gỗ công nghiệp được sản xuất từ một số loại gỗ ngắn ngày như: cao su, bạch đàn, keo,… Những loại gỗ này sau khi được nghiền nát thành bột sẽ được kết hợp với keo cùng với một số chất phụ gia rồi được ép lại dưới áp suất cao để  tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn. 

Gỗ công nghiệp An Cường có mấy loại?

Vậy gỗ An Cường có những loại nào, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhé.

Gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán là sản phẩm được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ, rồi máy ép sẽ ép chúng vào với nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao cùng với sự tham gia của các chất kết dính.

Gỗ công nghiệp Plywood

Cấu tạo của gỗ Plywood được chia làm ba thành phần:

  • Phần ruột: Phần này gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng ép vào với nhau có độ dày khoảng 1mm.
  • Phần bề mặt: Đây là lớp gỗ tự nhiên.
  • Phần keo: Đây là các loại keo như: Urea Formaldehyde và keo Phenol Formaldehyde.

Nguyên liệu để sản xuất gỗ Plywood thường là các loại gỗ như thông, keo, bạch đàn, bạch dương, trám,…

Gỗ MDF

MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard. Loại gỗ công nghiệp này rất được ưa chuộng trên thế giới. Gỗ MDF có 3 loại chính đó là MDF chống ẩm, MDF thông thường và MDF chống cháy.

Gỗ MDF
Gỗ MDF

Bề mặt của gỗ MDF thường phẳng, nhẵn và thích hợp để làm nội thất nhà ở hiện nay. Gỗ được phủ các vật liệu trên bề mặt như: Laminate, Melamine, sơn màu hoặc lớp Veneer. Chúng sở hữu gần 100 màu sắc khác nhau nên đem đến vẻ đẹp siêu thực cho các sản phẩm nội thất.

Gỗ MFC

Gỗ MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard. Loại gỗ công nghiệp này có code gỗ bên trong là code ván dăm và bên ngoài được phủ chất liệu melamine. Loại gỗ này được tạo nên từ các thân cây hoặc nhánh cây gỗ rừng như cao su, keo,… Những loại gỗ tự nhiên này có độ bền cơ lý tương đối cao. Sau khi chúng được đưa nghiền nát thành dăm sẽ được trộn với keo chuyên dụng để ép thành các tấm ván có độ dày khoảng 8mm – 25mm – 30mm,… 

Gỗ HDF

Loại gỗ này được sản xuất từ bột gỗ rừng nguyên khối. Gỗ sau khi được luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao sẽ được đưa đi xử lý hết nhựa và sấy khô cho hết nước. Tiếp đến, chúng sẽ được nghiền nhỏ bằng máy móc hiện đại. Bột gỗ được kết hợp với keo và các chất phụ gia giúp làm tăng độ cứng của gỗ, chống mọt tấn công. Sau cùng, chúng được ép dưới áp suất cao để định hình thành tấm gỗ HDF. Gỗ công nghiệp HDF có 2 loại chính: code HDF thường và code HDF siêu chống ẩm.

Gỗ Acrylic

Acrylic là vật liệu có bề mặt sáng bóng giúp đem đến không gian vô cùng hiện đại. Gỗ có khả năng chịu nhiệt cực tốt, được rất nhiều gia đình yêu thích lựa chọn. Gỗ Acrylic ở Việt Nam còn được gọi là gỗ bóng gương hoặc gỗ Acrylic bóng gương. Sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Acrylic là sản phẩm có tính chất xanh sạch, bảo vệ môi trường. Do đó, ngày nay nó được sử dụng càng ngày càng rộng rãi, nhất là nội thất của những căn bếp.

Gỗ Acrylic
Gỗ Acrylic

Ngoài ra, chúng sở hữu màu sắc gỗ đa dạng và phong phú cùng những đường vân sang trọng, quý phái, rất thích hợp để làm đồ nội thất cho các văn phòng.

Bên cạnh đó, các vật liệu được tạo từ Acrylic thường có khả năng chịu được tác động lớn, chịu nhiệt cao và khả năng chống tia cực tím khá tốt .

Gỗ Black HDF hay là gỗ CDF (Compact Density Fiber Board)

Gỗ công nghiệp HDF có tên tiếng Anh đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được đánh giá là có lượng bột gỗ xay nhuyễn cùng các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng gỗ công nghiệp còn lại. Do đó, giá thành của loại gỗ này sẽ cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác trên thị trường. 

Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên sau khi đã trải qua nhiều công đoạn sản xuất phức tạp hơn các loại khác. Để tạo nên loại gỗ này, nhà máy cần luộc và sấy gỗ trong nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ. Nhờ vậy mà gỗ sẽ khô kiệt nước và loại bỏ hết nhựa nhờ dây chuyền xử lý hiện đại. Đây cũng là lý do khiến gỗ HDF đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh.

Bột gỗ sau khi qua xử lý sẽ được kết hợp với chất phụ gia và làm tăng độ cứng, khả năng chống mối mọt, lực ép cho gỗ. Vì vậy, hãy yên tâm về chất lượng và thời gian sử dụng sản phẩm làm từ gỗ HDF.

Gỗ WPB (Water Proof Board)

Gỗ WPB tên có tên đầy đủ là Water Proof Board. Nó được kết cấu từ gốc nhựa PVC nên có trọng lượng cực kỳ nhẹ, chậm cháy và đặc biệt hơn cả là khả năng chống nước tuyệt vời. Không chỉ vậy, gỗ WPB còn có thể được sử dụng luôn bề mặt mịn đẹp có sẵn của mình để thi công hoặc phủ thêm các vật liệu khác trên bề mặt để tạo màu đa dạng như: Acrylic, Laminate, Sơn hay phủ film PVC,…

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về gỗ công nghiệp An Cường mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Nội Thất Xu Hướng nắm được gỗ An Cường có mấy loại, các bạn sẽ lựa chọn cho mình loại gỗ ưng ý nhất. Nếu các bạn đang quan tâm đến các sản phẩm Tủ bếp acrylic An Cường thì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ sau để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.

Công Ty Nội Thất Xu Hướng

  • Địa chỉ: Số 66/19/6 Trần Văn Quang, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0899.202.788
  • Email: noithatxuhuong.vn@gmail.com