MFC và MDF là gì? Cách phân biệt gỗ MFC và MDF đơn giản

Gỗ MFC và MDF là hai trong những dòng gỗ công nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Hai dòng gỗ này đều được rất nhiều người ưa chuộng bởi độ bền và tính ứng dụng cao. Vậy thực chất gỗ MFC là gì? Gỗ MDF là gì? Cách để phân biệt hai loại gỗ này như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC có tên tiếng Anh là “Melamine Faced Chipboard”, đây là loại gỗ công nghiệp thuộc dạng ván gỗ dăm được phủ thêm một lớp melamine trên bề mặt gỗ. Trên thị trường hiện nay, gỗ MFC có hai dòng gỗ chính đó là gỗ MFC chống ẩm và gỗ MFC thường. Dòng gỗ này rất đa dạng, phong phú về màu sắc, với hơn 130 màu gỗ khác nhau, bao gồm cả hoa văn vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc,… giúp khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách thiết kế của không gian. Gỗ MFC sẽ phù hợp với hầu hết những không gian hiện đại, đem lại sự sang trọng, tính thẩm mỹ cho không gian.

Gỗ MFC là gì?
Gỗ MFC là gì?

Ngoài ra, do sử dụng chủ yếu là cốt ván dăm nên gỗ MFC có khả năng chịu lực vô cùng tốt, đặc biệt là lực thẳng đứng. Ngoài ra, gỗ còn được phủ thêm một lớp melamine trên bề mặt gỗ giúp chống trầy xước, chống mài mòn hiệu quả, giúp những món đồ nội thất có độ bền cao, có thể sử dụng được lâu dài, tiết kiệm chi phí thay mới. Dòng gỗ MFC còn cực kỳ thân thiện với môi trường, đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF có tên tiếng Anh là “Medium Density Fiberboard”, là loại gỗ công nghiệp ván sợ có mật độ trung bình. Trên thị trường hiện nay, gỗ MDF có hai loại phổ biến đó là gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm. Cả hai loại gỗ MDF này đều có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến để sản xuất và thiết kế ra những món đồ nội thất gia đình, đồ dùng văn phòng, trường học. Ván MDF chống ẩm còn được sử dụng để sản xuất những món đồ dùng nhà bếp, nhà vệ sinh hay những nơi có độ ẩm cao.

Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gì?

Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ MDF là 1220*2400mm và 1830*2440mm với nhiều độ dày khác nhau giúp khắc phục được nhược điểm về trọng lượng và độ cong vênh của gỗ thịt tự nhiên. Ngoài ra, dòng gỗ này còn sở hữu độ phẳng nhẵn, có thể ép các tấm vật liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate, sơn màu hoặc dán thêm lớp Veneer xoan đào, sồi, Ash,… mang lại vẻ đẹp vô cùng hoàn hảo cho không gian.

Phân biệt gỗ MFC và MDF

Về giá thành

Trên thị trường hiện nay, gỗ MFC có giá thành tương đối rẻ, giá của dòng gỗ này sẽ thấp hơn giá của dòng gỗ MDF. Tuy nhiên, mức giá sản phẩm có thể thay đổi dựa vào bề mặt phủ. Nếu sử dụng bề mặt Melamine mức giá thành gỗ công nghiệp sẽ rẻ hơn so với các bề mặt phủ cao cấp như Catania Laminates, Acrylic. Mức giá thành ván gỗ công nghiệp MFC và MDF cao hay thấp thường phụ thuộc vào bề mặt phủ, mức giá có thể chênh lệch từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy vào từng thiết kế được lựa chọn.

Về cấu tạo

Cấu tạo của hai dòng gỗ này sẽ có sự khác nhau. Gỗ MFC sẽ bao gồm cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo melamine. Dòng gỗ này sẽ được sản xuất chủ yếu từ những loại gỗ như cây keo, cây bạch đàn hay cây cao su. Sau khi thu hoạch, tiến hành cho vào máy băm nhỏ, dăm gỗ sẽ được sấy khô ở nhiệt độ phù hợp sau đó tiến hành trộn lẫn với những hợp chất tạo độ kết dính để tiếp tục ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao, tạo ra thành phẩm.

Còn gỗ MDF cấu tạo của dòng gỗ này sẽ bao gồm sợi gỗ, có thể thay thế bằng bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác. Nguyên liệu chính để sản xuất ra dòng gỗ MDF đó là mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa và dăm gỗ được nghiền nát để tạo thành những sợi gỗ nhỏ, kết dính lại với nhau bằng keo và nhiệt.

Phân biệt gỗ mfc và mdf
Phân biệt gỗ mfc và mdf

>> >Có thể bạn quan tâm: Tủ bếp gỗ Acrylic giá rẻ

Về quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất chỗ ván dăm MFC được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng máy băm nhỏ thân gỗ tạo thành các dăm gỗ nhỏ
  • Bước 2: Sấy ở nhiệt độ đúng chuẩn theo quy định
  • Bước 3: Sàng lọc và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau
  • Bước 4: Trộn lẫn với các chất kết dính
  • Bước 5: Tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ
  • Bước 6: Ép sơ bộ sau khi tạo hình
  • Bước 7: Cắt theo độ dài tiêu chuẩn
  • Bước 8: Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao
  • Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh
  • Bước 10: Mài nhẵn bề mặt
  • Bước 11: Kiểm định chất lượng và hoàn thành sản phẩm

Quy trình sản xuất ván gỗ MDF được thực hiện như sau:

  • Bước 1:Bột gỗ sau khi nghiền được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy
  • Bước 2: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép, ép gia nhiệt sơ bộ 1 lần để tạo độ dày sơ bộ (Ván sơ)
  • Bước 3: Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra (Giống quy trình làm giấy)
  • Bước 4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau
  • Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.

Về ứng dụng

Ván gỗ dăm MFC thường được sử dụng để thiết kế những món đồ nội thất theo khối phẳng và phẳng, thiết kế showroom, cửa hàng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất những món đồ nội thất văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ, đựng tài liệu, vách ngăn hay những đồ nội thất dân dụng, sử dụng hằng ngày như giường, tủ quần áo, bàn ghế. Đặc biệt, với dòng gỗ MFC chống ẩm còn được sử dụng để thiết kế những đồ dùng sử dụng trong không gian ẩm ướt như tủ bếp, nhà vệ sinh,…

Còn ván gỗ MDF được sử dụng để thiết kế những món đồ nội thất có kiểu dáng phức tạp hơn, thiết kế nội thất văn phòng và nội thất công trình.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về hai dòng gỗ MFC và MDF. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về hai dòng gỗ này và phân biệt được loại gỗ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho Nội Thất Xu Hướng theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhé.

Công Ty Nội Thất Xu Hướng

  • Địa chỉ:  Số 66/19/6 Trần Văn Quang, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0899.202.788
  • Email: noithatxuhuong.vn@gmail.com